GIỚI THIỆU:

Chương trình thạc sỹ “Kỹ thuật phần mềm” tại Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị được xây dựng tiếp nối chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ Thông tin theo hướng Công nghệ phần mềm của trường. Chương trình đào tạo tại Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị đã sử dụng các căn cứ Software Engineering 2004:

Curriculum  Guidelines  for  Undergraduate  Degree Programs  in  Software  Engineering  (IEEE  and  ACM,  2004)  và  chuẩn  ABET  (ABET, 2012). Việc tiếp tục sử dụng các căn cứ do ACM, IEEE và ABET xây dựng cho chương trình thạc sĩ KTPM tạo sự thống nhất về  mặt phương pháp luận trong toàn bộ chương trình KTPM bậc đại học và cao học tại Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị.

Chương trình đào tạo thạc sỹ “Kỹ thuật phần mềm” của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị đã bám sát theo khung chương trình đào tạo thạc sỹ ngành kỹ nghệ phần mềm Graduate Software Engineering 2009 (GSwE2009) (ACM, 2009) của Trường Đại học công nghệ Stevens (Hoa Kỳ) (Stevens Institute of Technology), đây là một chương trình đào tạo được thiết kế cho những người sẽ tham gia vào lĩnh vực KTPM sau khi tốt nghiệp, hoặc những người đang làm việc trong ngành này và muốn nâng cao kiến thức để phát triển xa hơn trong nghề nghiệp. Mục tiêu đào tạo của GSwE2009 cũng rất phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo của nhà trường khi đặt ra. Ngoài ra, khi xây dựng chương trình đào tạo này, chúng tôi còn tham khảo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành “Kỹ thuật phần mềm” của Trường Đại học FPT, Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.

Áp dụng theo định hướng chuẩn đầu ra (CDIO), chương trình đào tạo của nhà trường đã bám theo các môn học nhằm đạt được các đòi hỏi theo chuẩn đầu ra. Người học sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ “Kỹ thuật phần mềm” của nhà trường sẽ đạt được một số kiến thức, kỹ năng, khả năng phân tích, và đôi khi là khả năng tổng hợp, trong các hoạt động khác nhau, đặc biệt trong vấn đề xây dựng và phát triển, quản lý các dự án phần mềm.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC KỸ THUẬT PHẦN MỀM TẠI UTM

Về kiến thức: bổ sung và nâng cao các kiến thức về các phương pháp phát triển phần mềm, các chuẩn và quy trình làm phần mềm, các kiến thức về thực tiễn về phát triển phần mềm, cụ thể như sau:

Đối với môn ngoại ngữ
– Đọc hiểu và trình bày được các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;
Đối với các môn cơ sở ngành
– Hiểu và vận dụng được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, các bộ phận, các giao thức, cách thức truyền dữ liệu trên mạng;
– Hiểu và vận dụng được các khái niệm về cơ sở dữ liệu trong hệ thống, các phương pháp xây dựng và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của hệ thống;
– Hiểu và vận dụng các khái niệm chung về quy trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật xây dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng;
– Hoàn thiện và vận dụng tốt các kỹ thuật về phân tích và thiết kế hệ thống;
– Có khả năng phân tích bài toán, tổng hợp các kiến thức cơ sở trong việc vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Đối với các môn chuyên ngành
– Hiểu và vận dụng được các kỹ thuật về kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm. Có khả năng xây dựng các công cụ hỗ trợ kiểm thử tự động;
– Hiểu và vận dụng được các kiến trúc phần mềm hiện đại trong việc xây dựng các hệ thống phần mềm;
– Biết cách hình thức hóa các yêu cầu phần mềm, sử dụng được một số ngôn ngữ và công cụ hỗ trợ việc hình thức hóa;
– Vận dụng các kiến thức liên quan đến quản lý dự án phần mềm trong công việc;
– Biết cách cập nhật các kiến thức hiện đại trong chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm;
– Biết và vận dụng các kỹ thuật, các công nghệ mới trong ngành Công nghệ Thông tin, ứng dụng trong phát triển các phần mềm đặc biệt, bảo đảm chất lượng của hệ thống;
–Có khả năng giải quyết các bài toán thực tế trong việc xây dựng, sản xuất hệ thống phần mềm.
Về kỹ năng: Tăng cường kỹ năng phân tích, thiết kế phần mềm. kỹ năng quản trị dự án phát triển phần mềm, kỹ năng lập trình, thành thạo một số công cụ phát triển phần mềm thông dụng, cụ thể như sau:
– Biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ trong công việc;
– Biết và vận dụng được qui trình thiết kế, phân đoạn quy trình thiết kế và phân tích, lựa chọn phương pháp tiếp cận;
– Biết và vận dụng quy trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
– Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
– Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công việc;
– Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt;
– Có năng lực nghiên cứu và khả năng lãnh đạo;
– Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn. Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng làm việc trong các nhóm phát triển phần mềm cho nước ngoài.
– Kỹ năng làm việc theo nhóm.

ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN

1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

b) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

d) Con liệt sĩ.

đ) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.

e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

2. Các loại giấy tờ phải có để hưởng chính sách ưu tiên

a) Hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận hoặc điều động đi công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND cấp phường, xã về việc cơ quan đó đặt trụ sở tại địa bàn được ưu tiên (yêu cầu đối với đối tượng

b) Thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ liên quan (yêu cầu đối với đối tượng c, d, đ).

c) Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh, hộ khẩu và xác nhận của UBND cấp xã nơi thí sinh cư trú (yêu cầu đối với đối tượng b).

d) Giấy khai sinh hoặc hộ khẩu, quyết định của UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (yêu cầu đối với đối tượng e).

3. Chính sách ưu tiên

a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản và mười điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ, nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ.

b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

NHỮNG THÍ SINH ĐƯỢC MIỄN THI NGOẠI NGỮ:

1) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; ngôn ngữ sử dụng trong toàn thời gian đào tạo là 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên;

2) Có bằng tốt nghiệp đại học Chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo Chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận; có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; ngôn ngữ sử dụng trong toàn thời gian đào tạo là 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên;

3) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ của 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên.

4) Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ được quy định theo bảng dưới đây trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi; chứng chỉ có giá trị quốc tế hoặc chứng chỉ trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng văn bản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
Tổng số tín chỉ sẽ phải tích luỹ: 62 tín chỉ
Trong đó:
+ Khối kiến thức chung bắt buộc: 08 tín chỉ
+ Tin học: 04 tín chỉ
-  Ngoại ngữ chuyên ngành: 04 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:  39 tín chỉ
- Bắt buộc:  21 tín chỉ
- Lựa chọn:  18/24 tín chỉ
+ Luận văn thạc sĩ:  15 tín chỉ
Tổng:  62 tín chỉ

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC

Các thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung các môn học sau (nếu các môn học này chưa học ở bậc đại học):

Copyright 2024 © Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
Thiết kế bởi Aptech