GIỚI THIỆU
Công nghệ kỹ thuật ôtô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như:
Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về lĩnh vực khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ôtô – loại phương tiện giao thông vận tải thông dụng và có số lượng nhiều nhất hiện nay như điều hành sản xuất phụ tùng; điều kiện và lắp ráp ôtô; cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ôtô.
Cơ hội việc làm của Công nghệ kỹ thuật ô tô cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :
- Kỹ sư sản phẩm (hay còn gọi là kỹ sư thiết kế) thiết kế các thành phần, các hệ thống (ví dụ như kỹ sư phanh, kỹ sư accu). Kỹ sư này thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không và v.v.
- Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Họ có thể cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.
- Kỹ sư chế tạo xác định nó tạo ra bằng cách nào thông qua các khâu của quá trình sản xuất các chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô làm việc ở đâu?
Tại Đại học UTM sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,.. để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô. Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
Đối với UTM, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được đặc biệt chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Thông qua những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, hoạt động ngoại khóa và CLB đội nhóm, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại UTM còn được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại xưởng ô tô được đầu tư quy mô, hiện đại ngay tại trường. Song song đó, là cơ hội được tham gia thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom,… lớn trên cả nước. Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TẠI UTM
Cấu trúc chương trình gồm 5 khối kiên thức và kỹ năng rõ ràng: không chỉ Kiến thức chuyên môn, Kiến thức xã hội mà còn chú trọng Ngoại ngữ, Phát triển cá nhân và Thực hành công nghiệp.
Mỗi giai đoạn được đào tại định hướng để sinh viên chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho việc phát huy khả năng của bản thân, lĩnh hội cao nhất kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Giai đoạn Học tập thực tế tạo doanh nghiệp (OJT) là điểm khác biệt đặc biệt: không chỉ giúp sinh viên cũng cố, áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được tích luỹ mà qua đó sinh viên tự khám phá, lên kế hoạch học tập, rèn luyện những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hoặc kỹ năng mềm khác cần tích luỹ, qua đó có thái độ học tập tốt hơn nữa trong giai giai đoạn học tiêp theo ở nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội
Các khối kiến thức được thiết kế vừa đảm bảo tính tích luỹ, vừa kích thích sự hứng khởi của sinh viên bằng việc học lý thuyết và ứng dụng các mô hình thực tế taị các công ty lắp ráp và sửa chữa ô tô ngay từ học kỳ đầu tiên và được kéo dài giàn trải trong nhiều học kỳ tiếp theo
Chương trình học được thiết kế, cập nhật theo gợi ý của các tổ chức nghề nghiệp chế tạo ô tô
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:
Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ôtô
- Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ khí Độn lực và Công nghệ Ôtô
- Tính toán, thiết kế, quản lý, vận hành hoặc trực tiếp làm việc trên các dây chuyền lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ôtô
- Kỹ thuật viên tại các Trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa; Kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật ôtô
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ôtô, máy động lực, phụ tùng ôtô
- Giảng dạy chuyên ngành Cơ khí ôtô
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, tính toán và thiết kế mô phỏng, giúp sinh viên có đủ năng lực và kỹ năng khai thác và ứng dụng các thiết bị thí nghiệm và phần mềm tiên tiến thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Đây là đặc điểm quan trọng giúp kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ôtô được đào tạo tại Trường Đại học UTM có nhiều thuận lợi để có thể học tập trong và ngoài nước.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô bao gồm 02 khối kiến thức:
- Khối kiến thức đại cương: Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.
Có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.
Có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững cộng đồng và xã hội.
- Khối kiến thức chuyên ngành: Có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô, cũng như các kiến thức về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
* Bản mô tả chương trình đào tạo
STT | Tên học phần | Số TC |
I - Kiến thức giáo dục đại cương | 49 | |
1.1 Khối kiến thức lý luận chính trị | ||
1 | Triết học Mác - Lê nin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lê nin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
5 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
1.2 Khối kiến thức Giáo dục Quốc phòng - An ninh | ||
6 | Giáo dục quốc phòng-an ninh | 11 |
1.3 Khối kiến thức Giáo dục Thể chất | ||
7 | Giáo dục thể chất | 6 |
1.4 Khối kiến thức Kỹ năng | ||
8 | Ngoại ngữ 1 | 3 |
9 | Ngoại ngữ 2 | 3 |
10 | Ngoại ngữ 3 | 3 |
11 | Ngoại ngữ 4 | 3 |
12 | Ứng dụng CNTT 1 | 3 |
13 | Ứng dụng CNTT 2 | 3 |
14 | Kỹ năng mềm | 3 |
II | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 75 |
2.1 Khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành | ||
15 | Toán cao cấp 1 | 2 |
16 | Toán cao cấp 2 | 2 |
17 | Vật lý 1 | 2 |
18 | Vật lý 2 | 2 |
19 | Thực tập tháo lắp động cơ | 2 |
20 | Thực tập hệ thống điện và điều kiển trên ô tô | 2 |
21 | Nhập môn ngành đào tạo CNKT ô tô | 2 |
22 | Hình họa vẽ kỹ thuật | 2 |
23 | Cơ học lý thuyết | 2 |
24 | Sức bền vật liệu | 2 |
25 | Dung sai và kỹ thuật đo | 2 |
26 | Vật liệu cơ khí | 2 |
27 | Kỹ thuật nhiệt | 2 |
28 | Kỹ thuật điện | 2 |
29 | Kỹ thuật điện tử | 2 |
30 | Nguyên lý máy | 2 |
31 | Chi tiết máy | 2 |
32 | Kỹ thuật thủy khí | 2 |
33 | Truyền động thủy lực khí nén | 2 |
34 | Đo lường và cảm biến | 2 |
35 | Vi điều khiển | 3 |
36 | Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô | 2 |
37 | Nguyên lý động cơ đốt trong | 2 |
38 | Tính toán kết cấu động cơ đốt trong | 2 |
39 | Lý thuyết ô tô | 2 |
40 | Tính toán kết ô tô | 2 |
41 | Hệ tống điện - điện tử ô tô | 2 |
42 | Điều khiển tự động ô tô | 2 |
43 | Công nghệ bảo dưỡng và sửa ô tô | 2 |
44 | Thực hành chuẩn đoán và sửa chữa động cơ | 2 |
45 | Kết cấu ô tô | 2 |
46 | Thực hành chuẩn đoán và sữa chữa ô tô | 2 |
47 | Thực hành KTV gầm ô tô | |
48 | Ứng dụng mạng máy tính trong thiết kế mô phỏng ô tô | 2 |
49 | Vẽ kỹ thuật | |
2.2 Kiến thức chuyên ngành tự chọn (8/20 TC) | 8 | |
50 | Kỹ thuật lái ô tô | 2 |
51 | Ứng dụng máy tính trong thiết kế và mô phỏng động cơ | 2 |
52 | Quản lý dịch vụ ô tô | 2 |
53 | Kiểm định xe cơ giới | 2 |
54 | Khai thác kỹ thuật ô tô | 2 |
55 | Xe cơ giới chuyên dụng | 2 |
55 | Robot công nghiệp | 2 |
56 | Đồ án chuyên ngành | |
57 | Kết cấu động cơ | |
58 | Tin học ứng dụng và lập trình bằng phần mềm chuyên ngành | |
7.4 Thực tập, khóa luận | 14 | |
59 | Thực tập tốt nghiệp | 6 |
60 | Đồ án tốt nghiệp | 8 |
Tổng cộng | 138 |